Trong 6 tháng đầu năm 2018 có khoảng 57.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ thực tập sinh Việt Nam bỏ hợp đồng, cư trú bất hợp pháp khá cao. Vì thế, để chấn chỉnh vấn đề này, vào tháng 5 vừa qua, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến về mức phạt mới cho những vi phạm của cá nhân đi xuất khẩu lao động.
Trong lần sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2013/NĐ-CP lần này nếu mức phạt được thông qua hy vọng sẽ tạo được nhiều thay đổi đối với tình trạng sai phạm của người lao động.
Quy định mức xử phạt đối với những vi phạm của người lao động
So với Nghị định số 95/2013/NĐ-CP, dự thảo lần này hầu như vẫn giữ nguyên mức phạt đối với những vi phạm của cá nhân đi xuất khẩu lao động. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; đồng thời, buộc về nước, cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn từ 2 đến 5 năm. Cụ thể đối với những hành vi:
- Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú;
- Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng mà không phải do bị cưỡng bức lao động;
- Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng;
- Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định.
Bên cạnh đó, người lao động cũng cần chú ý, nếu bản thân trốn, chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đi lao động ở nước ngoài sẽ bị phạt đến 75 triệu đồng.

Cụ thể, nếu bạn có hành vi vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy định sẽ bị phạt cảnh cáo từ 500.000 đồng đến 1 triệu.
Cuối cùng, đối với hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp…bạn sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng nếu vi phạm.
Ngoài ra, lần sửa đổi, bổ sung này cũng có những thay đổi đáng kể trong mức phạt cho những hành vi sai phạm của doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Những đối tượng có nhu cầu lao động nước ngoài cần cập nhật để đảm bảo quyền lợi cho bản thân.
Đánh giá mức phạt đối với những vi phạm của cá nhân đi xuất khẩu lao động
So với Nghị định “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” năm 2013, lần dự thảo này hầu như không có sự thay đổi nào về mức phạt đối với những vi phạm của cá nhân đi xuất khẩu lao động.

Như vậy, có thể nói so với tình trạng bỏ hợp đồng, cư trú bất hợp pháp của lao động Việt Nam ở nước khác cao như hiện nay thì hình thức xử phạt vẫn còn rất “nhẹ tay”.
Thiết nghĩ, để giải quyết vấn đề này không chỉ một sớm một nhiều; mà cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng liên quan và quan trọng nhất vẫn là ý thức của người xuất khẩu lao động.
Nếu đang có nhu cầu xuất khẩu lao động thì những dự thảo về mức phạt mới cho những vi phạm của cá nhân đi xuất khẩu lao động trên bạn cần phải nắm rõ. Nên nhớ rằng, chúng đều là những quyền lợi và nghĩa vụ mà mỗi người lao động đều cần phải tuân theo.